Cồn y tế ethanol được sản xuất bằng cách lên men các sản phẩm nông nghiệp (sắn, ngô,…) và rỉ đường với mức độ tinh khiết cao.Nó thích hợp để tiệt trùng các dụng cụ y tế, sát trùng vết thương ngoài, sát khuẩn tay, vệ sinh hiệu quả.
1. KHÁI QUÁT
- Công thức: C2H6O hoặc C2H5OH.
- Nồng độ:Tùy nồng độ có các loại sau:
Cồn y tế 96%
Tên gọi khác : Ethanol Y tế .
Phương thức sản xuất : sản xuất từ nguyên liệu sinh học, rỉ mật, củ sắn…
2. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỒN Y TẾ ETHANOL
- Chất lỏng không màu, trong suốt.
- Cồn y tế có mùi thơm đặc trưng dễ chịu, tan vô hạn trong nước
- Rất dễ cháy, khi cháy không có khói, và ngọn lửa có màu xanh da trời
3. ỨNG DỤNG CỒN Y TẾ ETHANOL
Cồn y tế ethanol sử dụng như chất tẩy sát trùng. Nó là hiệu quả trong việc chống lại phần lớn các loại vi khuẩn và nấm cũng như nhiều loại virus, kẻ cả Covid -19, … Nhưng không hiểu quả trong việc chống lại các bào tử vi khuẩn.
Sát trùng các dụng cụ y tế
Ở trang thái rất đậm đặc nên nó được ứng dụng nhiều trong y tế, cụ thể là dùng để vệ sinh, sát khuẩn các dụng cụ, thiết bị y tế. Trong các bệnh viện có rất nhiều bệnh nhân với nhiều bệnh khác nhau nên rất dễ lây lan do vi khuẩn. Vì vậy trước khi sử dụng dụng cụ cho một bệnh nhân nào đó, các bác sĩ, y tá phải sử dụng cồn y tế 90 độ mới tiêu diệt hoàn toàn những vi khuẩn bám trên thiết bị đó.
Sát trùng vị trí cần tiêm
Cồn y tế ethanol còn được thoa lên vùng da trước khi tiêm chích để sát khuẩn, làm sạch vùng da ấy. Việc bôi như vậy giúp vùng da ấy hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân.
Cồn 70 độ giúp loại bỏ mùi cơ thể
Mùi cơ thể nồng nặc khiến nhiều người khó chịu và kém tự tin khi ngồi cạnh người khác. Dùng bông y tế thấm cồn 70 độ lên vùng dễ đổ mồ hôi để vệ sinh sạch những vi khuẩn gây bốc mùi. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng vào cồn nhé vì dùng thường xuyên có thể gây kích ứng tổn thương đến vùng da
4. LƯU Ý KHI DÙNG CỒN Y TẾ
Bạn nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với cồn y tế lên các bộ phận trên cơ thể vì như vậy có thể gây kích ứng đối với làn da của bạn, nhất là những vùng da mỏng nhạy cảm.
Khi tiếp xúc với cồn y tế phải đeo khẩu trang, không nên hít quá nhiều vào cơ thể. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được pha trực tiếp cồn y tế để uống.
Nếu không may bị cồn y tế tiếp xúc vào mắt thì nên rửa bằng nước sạch. Trường hợp lỡ uống phải cồn thì không nên cố gắng nôn ra mà hãy uống ngay nước lọc và lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cồn, không nên tự ý sử dụng có thể gây hại cho cơ thể. Hoặc nếu sử dụng thì hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
Toptacdung.com