KHÁI QUÁT
Cồn Ethanol 70 độ là cồn Ethanol được sản xuất bằng cách lên men các sản phẩm nông nghiệp (sắn, ngô,…) và rỉ đường với mức độ tinh khiết cao.
Công thức: C2H6O hoặc C2H5OH.
Nồng độ: 70%
Tên gọi khác : cồn y tế 70 độ
Phương thức sản xuất : sản xuất từ nguyên liệu sinh học, rỉ mật, củ sắn, …
Chất lỏng không màu, trong suốt.
Cồn y tế có mùi thơm đặc trưng dễ chịu, tan vô hạn trong nước.
Dễ cháy, khi cháy không có khói, và ngọn lửa có màu xanh da trời.
TÁC DỤNG CỦA CỒN ETHANOL 70 ĐỘ
SÁT TRÙNG VẾT THƯƠNG
Dung dịch cồn từ 60% đến 90% đều có thể dùng để sát trùng vết thương.
Theo khuyến cáo dung dịch có nồng độ cồn 70% độ là sát khuẩn tốt nhất
SÁT TRÙNG DỤNG CỤ Y TẾ
Dùng sát trùng các thiết bị, dụng cụ y tế trước khi sử dụng nhằm tránh gây nhiễm khuẩn cho người bệnh
THÀNH PHẦN TRONG THUỐC XOA BÓP
Cồn Ethanol 70 độ còn sử dụng pha chế các thuốc xoa bóp
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG DIỆT KHUẨN CỦA CỒN ETHANOL
Cồn 70 độ làm gây biến tính protein của vi sinh vật và diệt khuẩn, nấm và siêu vi, nhưng không có tác dụng trên bào tử.
Cồn nồng độ cao hơn 90 độ cũng làm biến tính protein vi khuẩn nhưng cũng vô tình đã tạo ra một lớp bọc bên ngoài bảo vệ phần bên trong của vi khuẩn khỏi tác dụng của cồn.
Nồng cồn cao độ hơn dễ bay hơi hơn nên cũng giảm đi hiệu quả sát khuẩn.
CÁCH SỬ DỤNG CỒN ETHANOL 70 ĐỘ
SÁT TRÙNG VẾT THƯƠNG
Tẩm cồn vào bông y tế, sau đó thoa đều lên vết thương cần sát khuẩn, thoa nhiều lần trong ngày
SÁT TRÙNG DỤNG CỤ Y TẾ
Tẩm cồn vào bông y tế , thoa đều khắp bề mặt dụng cụ hoặc ngâm trực tiếp dụng cụ vào dung dịch cồn 70 độ.
ĐỐT CỒN TẠO NHIỆT ĐỂ SÁT KHUẨN
Đổ cồn vào khay chứa dụng cụ cần sát khuẩn, châm lửa đốt, nhiệt độ sẽ diệt khuẩn các dụng cụ
Lưu ý không đổ cồn vào ngọn lửa đang cháy tránh hỏa hoạn
NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG CỒN ETHANOL 70 ĐỘ
Không được dùng cồn Ethanol 70 độ để uống hay pha chế vào thực phẩm
Tránh để cồn tiếp xúc với mặt. Nếu mắt bị dính cồn cần rửa mắt ngay bằng nước sạch
Phải dùng dụng cụ bảo hộ cần thiết khi tiếp xúc nhiều với Cồn y tế 90% như: khẩu trang, găng tay, …
Cồn ethanol 70 độ khi bị dính vào bộ phận hở trên cơ thể như mắt thì phải đi rửa ngay bằng nước sạch, sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Không pha chế cồn y tế để uống.
Khi uống phải cồn y tế thì không nên gây nôn, mà uống nhiều nước và đến ngay cơ sở y tế gần nhất