Tiêu chuẩn cồn thực phẩm hiện nay được qui định bởi Bộ Y Tế theo tiêu chuẩn QCVN 6-3:2010/BYT, cồn sử dụng trong ngành thực phẩm
Cồn thực phẩm là cồn Ethanol tinh luyện đạt tiêu chuẩn QCVN 6-3:2010/BYT, sản xuất bằng phương pháp chưng cất dịch lên men có nguồn gốc từ tinh bột và mật rỉ đường.
TÍNH CHẤT CỒN THỰC PHẨM
Chất lõng không màu, trong suốt, có mùi thơm đặt trưng
Tan vô hạn trong nước
Rất dễ cháy, khi cháy không có khói,có ngọn lửa màu xanh da trời.
SO SÁNH CỒN THỰC PHẨM VÀ CỒN Y TẾ
Cồn thực phẩm và cồn y tế khác và giống nhau:có tính sát trùng cao, vì vậy đều có thể dùng sát khuẩn và rửa vết thương
Cồn thực phẩm:Dùng làm dung môi hòa tan, bảo quản, tẩm ướp trong ngành thực phẩm hoặc dùng trong sản xuất đồ uống có cồn.
Dùng sát khuẩn các dụng cụ chế biến, thiết bị, tay công nhân viên trong các ngành chế biến thực phẩm, sản xuất các dụng cụ dùng trong thực phẩm.
Sử dụng trong ngành thực phẩm, pha chế rượu, nước giải khát , tẩm ướp thực phẩm.
Cồn y tế:dùng trong sát khuẩn, sát trùng, dùng cho sản xuất thuốc…
CỒN DỤNG CỒN THỰC PHẨM
Tiêu chuẩn cồn thực phẩm QNVN6-3:2010/BYT là tiêu chí đánh giá cồn được dùng trong các ngành thực phẩm.
-Trong sản xuất rượu bia,nước giải khát
– Dùng tẩm ướp và bảo quản thực phẩm: làm tăng mùi vị và bảo quản thực phẩm tốt hơn
-Dùng sát khuẩn các dụng cụ chế biến, thiết bị, tay công nhân viên trong các ngành chế biến thực phẩm, sản xuất các dụng cụ dùng trong thực phẩm.
-Dùng trong sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm
Đánh giá dựa trên quy chuẩn QNVN6-3:2010/BYT-Quy chuẩn quốc gia đối với đồ uống có cồn